Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Mồ chôn tập thể phơi bày đường dây buôn người quy mô ở Thái Lan

Cảnh sát đo kích thước ngôi mộ trong tỉnh Songkhla ở miền nam Thái Lan, ngày 2/5/2015.

Phát hiện hàng chục xác chết tại trại buôn người ở Thái Lan

Khoảng 200 nhân viên quân đội và cảnh sát đã tìm thấy 30 xác người trong các nấm mồ gần biên giới Malaysia.

Trung Quốc giải cứu phụ nữ Việt bán làm vợ nông dân

Cảnh sát Trung Quốc đã cứu một phụ nữ người Việt bị bán làm vợ một nông dân nước này, và sau đó đã giao cô cho phía Việt Nam.

Nạn buôn người gây đau khổ cho nạn nhân cả thể chất lẫn tinh thần

Các tác giả cuộc nghiên cứu đề nghị chính phủ đề ra luật lệ chặt chẽ hơn, thực thi các tiêu chuẩn an toàn và y tế nghiêm ngặt và thanh tra thường xuyên các ngành nghề lao động dễ bị ảnh hưởng buôn người
Steve Herman
Cảnh sát miền Nam Thái Lan vừa phát hiện thêm 2 trại được cho là nơi giam cầm các nạn nhân của bọn buôn người. Tại một trong hai trại này người ta tìm thấy một bộ xương bị chôn vùi. Sự việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi các giới chức loan báo các vụ bắt giữ liên hệ tới việc phát hiện 26 bộ hài cốt bị chôn tập thể tại một địa điểm khác. Giới hữu trách tình nghi có tới 400 người chủ yếu là dân thiểu số Rohingya từ Myanmar đang bị cầm giữ để đòi tiền chuộc trong trại hẻo lánh gần biên giới với Malaysia này. Thông tín viên đài VOA Steve Herman tường thuật từ Khao Lak.
Ở Nam Thái Lan, các tuyến đường buôn người đã có từ lâu được dùng để vận chuyển các chuyến hàng người.
Vụ phát hiện một ngôi mồ tập thể được hé lộ vào tuần trước không khiến giới quan sát kinh ngạc.
Nhiều tổ chức đã thu thập tài liệu về các mạng quy mô chuyên tống tiền và buôn người từ Myanmar và Bangladesh, những người muốn mưu tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông Phil Robertson thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết đây là ngành kỹ nghệ đang phát đạt.
“Các trại này thật ra được bao bọc bởi các giới chức và các cộng đồng địa phương nhận tiền từ các tay buôn người. Và ở các cấp cao hơn, như cấp tỉnh chẳng hạn, chúng ta thấy có các giới chức làm ngơ. Người ta biết rõ những gì đang xảy ra, vấn đề là họ không chịu làm gì để ngăn chặn hoặc thật ra họ thông đồng với những kẻ buôn người.”
Chán nản trước tình trạng tham nhũng tràn lan, thường dân đã lập các toán dân quân đi tuần tra để đuổi các tay buôn người ra khỏi làng xóm của họ, thường chỉ cách các bãi biển du lịch chừng vài cây số.
Cảnh sát biên phòng Thái Lan dỡ bỏ một trại giam của các tay buôn người trên núi Khao Kaew gần biên giới Thái Lan-Malaysia ở Padang Besar, tỉnh Songkhla.Cảnh sát biên phòng Thái Lan dỡ bỏ một trại giam của các tay buôn người trên núi Khao Kaew gần biên giới Thái Lan-Malaysia ở Padang Besar, tỉnh Songkhla.
Được phép của chính phủ, các toán dân quân tuần tiễu này đã đạt một số thành công trong việc tuyển mộ các nhóm nhỏ đa số là di dân Rohingya, nhưng kinh nghiệm của họ cho thấy những thách thức vô cùng to lớn chống lại các băng đảng lão luyện, theo lời ông Cherdchai Papattamayutanon, chỉ huy đội dân quân.
“Chúng tôi không thể chặn đứng các tay buôn người nhưng ít nhất cũng cản đà hoạt động của họ. Không như trước kia khi các tay môi giới mỗi lần chuyển lậu được 40 hoặc 50 người Rohingya, nhưng giờ đây họ phải chia thành từng toán nhỏ hơn, chẳng hạn như mỗi lần 1 hay 2 chục người. Càng ngày chúng tôi càng khó bắt họ, họ lẩn tránh chúng tôi.”
Các nạn nhân được giải cứu kể lại rằng họ phải chầu chực rất lâu mới được đưa lên các chiếc tàu ngoài khơi bờ biển Thái Lan, các tay buôn người tính toán chuyến đi từ trên bờ để tránh bị phát hiện.
Tại trại tạm trú gần điểm du lịch nổi tiếng Phuket, cậu bé Nay Zomo 11 tuổi người Rohingya thuật lại câu chuyện tương tự.
"Tôi phải chịu đựng trên tàu 1 tháng trời trước khi được đưa tới các vùng núi. Khi còn trên tàu, môi giới cho tôi ăn cá trong một cái ca, tôi không ăn được, tôi chỉ muốn nôn ra. Tôi nhìn thấy 2 người bị môi giới bắn và một người khác chết trên tàu.”
Năm ngoái, chính quyền Mỹ hạ Thái Lan xuống bậc thấp nhất về các nỗ lực chống buôn người. Thế nhưng những phát hiện mới đây cho thấy vấn đề có thể tồi tệ hơn nhiều so với những gì các giới chức quan ngại.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét