Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

100 cô dâu Việt mất tích có thể đã vào lò mổ nội tạng ở Trung Cộng



 
Việt Nam đang bùng lên dư luận cho rằng, một loạt hơn 100 cô dâu Việt cùng với một phụ nữ Việt Nam làm môi giới trung gian trong gần một tháng rưỡi nay tại tỉnh Hà Bắc, Trung Cộng có thể đã bị đưa vào các lò mổ nội tạng ở Hoa Lục.
 
Tờ China Daily cho biết cảnh sát Trung Cộng đang truy tìm hơn 100 cô dâu Việt Nam biến mất không để lại dấu vết cùng với một người môi giới từ hồi tháng 11 ở tỉnh Hà Bắc. Một quan chức địa phương được báo chí trích lời nhận định một đường dây buôn người có tổ chức có thể đứng sau vụ mất tích hàng loạt trên.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ - VOA dẫn lời ông Vũ Văn Vinh, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Lào Cai cho biết, các vụ buôn người từ Việt Nam sang Hoa Lục vẫn tăng đều thời gian qua, mà nạn nhân phần lớn là người thất nghiệp, muốn tìm kiếm một việc làm để mưu sinh. Ông Vinh nói các tổ chức buôn người đã lợi dụng tâm lý này để lừa rất nhiều phụ nữ Việt Nam đưa sang Hoa Lục, và một nửa trong số này bị bán làm vợ. Những cuộc tình ép buộc đó có thể dẫn đến hậu quả là các cô dâu Việt tìm cách bỏ trốn khỏi nhà chồng, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng.

Vẫn theo đài VOA, cảnh sát Trung Cộng và đại sứ quán Cộng sản Việt Nam tại Trung Cộng cho hay đang điều tra về nguyên nhân mất tích đột ngột, không để lại dấu vết của hơn 100 cô dâu Việt Nam, cùng với người môi giới. Họ đã được mời tham dự một buổi tiệc, rồi sau đó tất cả đều không trở về nhà.

Một nguồn tin khác nói lần đầu tiên truyền thông Trung Cộng tiết lộ nhiều chi tiết liên quan đến một đường dây buôn thận người, do chủ tịch Hội đồng quản trị của một công ty dược phẩm đứng đầu. Hoạt động của đường dây này bị lộ hồi tháng 8 qua. 12 người bị bắt đã thú nhận đã thu được gần 250,000 Mỹ Kim trong vòng 2 năm hoạt động.

Sự việc này khiến dư luận dân chúng Hoa Lục phẫn nộ, sau khi được phơi bày trên báo Tân Kinh số ra ngày 10/8. Băng nhóm này đã bị Tòa Án Nhân Dân quận Thanh Sơn Hồ ở Giang Tây tuyên án từ 2, 9 và 5 năm tù giam sau hơn một năm bị bắt. Băng nhóm tội phạm này đã kiếm hơn 1,5 triệu NDT (243.600 USD) từ hoạt động mua bán thận trong 2 năm 2011 và 2012. 

Cảnh sát Quảng Châu nói đã khám phá nhiều thùng đông lạnh dán nhãn hải sản, nhưng bên trong chứa hàng chục quả thận người, được gửi bằng đường hàng không, từ tỉnh Giang Tây đến tỉnh Quảng Đông. Thận là một trong những cơ phận của con người được săn lùng để cấy ghép nhiều nhất thế giới, và hoạt động ghép nội tạng đang trở thành ngành kinh doanh phát đạt nhất tại Hoa Lục hiện nay. (Song Châu)
 
Nguồn: SBTN

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

VN yêu cầu Campuchia trục xuất một nhóm người Thượng về nước

Ông Phil Robertson, phó Giám đốc dặc trách Á Châu của Human Rights Watch nói, 'Theo luật quốc tế thông thường, không ai nên gửi trả những người tỵ nạn về nơi mà họ phải đối mặt với hiểm nguy.'Ông Phil Robertson, phó Giám đốc dặc trách Á Châu của Human Rights Watch nói, 'Theo luật quốc tế thông thường, không ai nên gửi trả những người tỵ nạn về nơi mà họ phải đối mặt với hiểm nguy.'
Một tướng lãnh cảnh sát Campuchia cho biết sẽ đáp ứng yêu cầu của nhà chức trách Việt Nam, đòi Campuchia bắt giữ và trục xuất 16 người Thượng đã đào thoát sang tỉnh Ratanakkiri mới đây để lánh nạn.
Báo chí Campuchia tường thuật rằng 13 người Thượng từ vùng Tây Nguyên của Việt Nam đang trốn tại khu vực Lumphat của tỉnh Ratanakkiri, sau khi băng rừng sang biên giới trong tháng qua.
Thiếu Tướng Cảnh sát Nguon Koeun hôm Chủ nhật nói cho biết ông đã nhận được một danh sách do chính quyền tỉnh Gia Lai của Việt Nam gửi thông qua Bộ Nội vụ, trên đó có ghi tên của 16 người Thượng đã rời bỏ nhà cửa ở Tây Nguyên để chạy sang Campuchia, và đây là những người mà nhà chức trách Việt Nam muốn Campuchia trục xuất về nước.
Thiếu Tướng Koeun bác bỏ thông tin từ dân làng nói rằng một số người trong nhóm người đã bị bắt. Một dân làng người Jarai thuộc cộng đồng Yatung nói ông đã trông thấy nhà chức trách địa phương bắt 2 người đàn ông trung niên hôm thứ Năm.
Ông Chhay Thy, phối hợp viên của nhóm bênh vực nhân quyền Adhoc tại địa phương nói ông đã được nhiều cư dân địa phương báo tin về các vụ bắt giữ. Ông Thy cho hay, ông đang tìm địa điểm nơi những người Thượng đang bị cầm giữ.
Người Thượng sống ở vùng Tây nguyên của Việt Nam từ lâu đã bị đàn áp về vai trò của họ, hỗ trợ các lực lượng Mỹ và Pháp trong các cuộc chiến tranh ở Đông Dương trước đây. Đa số theo một hình thức Đạo Tin Lành đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam đặt ra ngoài vòng pháp luật, dẫn tới một chiến dịch đàn áp các giáo hội người Thượng trong những năm từ 2001 tới 2011.
Trong thời gian đó, hàng ngàn người đã chạy sang Campuchia xin tỵ nạn, chỉ có một số ít chạy được nhận cho tỵ nạn sang Hoa Kỳ, còn đa số bị hồi hương bằng vũ lực. Rât nhiều người trở về đã bị bỏ tù và tra tấn.
Bản tin của tờ Cambodia Daily cho hay họ không liên lạc được với Bộ Nội vụ Việt Nam để xin bình luận về tin này.
Ông Phil Robertson, phó Giám đốc dặc trách Á Châu của Human Rights Watch nói “Việt Nam tiếp tục đàn áp và kỳ thị người Thượng vì những lý do chính trị và tôn giáo” và đóng cửa các giáo hội Tin Lành hay Công giáo không có liên kết với các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát.
Một giới chức của Liên Hiệp Quốc tại Campuchia xin giấu tên, cho biết cơ quan quốc tế này đang vận động để tiếp xúc với những người Thượng đang trốn trong rừng từ khi nhóm người băng sang biên giới.
Ông Robertson nói: “Theo luật quốc tế thông thường, không ai nên gửi trả những người tỵ nạn về nơi mà họ phải đối mặt với hiểm nguy.”
Tờ Pnom Penh Post dẫn lời bà Bushra Rahman, người phát ngôn của ban đặc trách nhân quyền của Cao Uỷ Tỵ nạn, cho hay Liên Hiệp Quốc đang liên lạc với giới thẩm quyền để tìm một giải pháp cho vấn đề.
Bà Vivian Tan, nhân viên liên lạc báo chí của Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc hôm qua nói Liên Hiệp Quốc sẽ tiếp tục làm việc với chính quyền Campuchia để xác định liệu những người chạy đi lánh nạn có hội đủ điều kiện để được cấp quy chế tỵ nạn hay không.
Trong khi chờ đợi, Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cảnh giác chớ nên trục xuất những người sẽ gặp nguy hiểm một khi bị trả về Việt Nam.
Nguồn: Cambodia Daily/Phnom Penh Post